Kiến trúc đẹp của các nhà hát nổi tiếng nhất thế giới

Giống như một thiên đường nghệ thuật thu nhỏ, nhà hát không chỉ là nơi khán giả cảm nhận các cung bậc diễn xuất, mà còn để thưởng lãm một số không gian đẹp với kiến trúc độc đáo.

1. The Elgin and Winter Garden Theater Center (Toronto, Canada)


The Elgin và Winter Garden Theatre Centre bao gồm hai nhà hát: The Elgin and The Winter Garden Theatre, xếp chồng lên nhau.

Nhà hát theo mô hình sân khấu hai tầng duy nhất còn hoạt động. Phần nhà hát phía dưới (The Elgin) mở cửa vào cuối năm 1913 được trang trí mạ vàng lộng lẫy, đá cẩm thạch và gấm hoa dán tường. Phần nhà hát phía trên (The Winter Garden Theatre) lấy cảm hứng từ những khu vườn sân thượng, với trần nhà phủ kín những bức tranh vẽ tay tuyệt đẹp. Hơn 5,000 nhánh sồi khô, hoa vải và lồng đèn đã được sử dụng để “Khu vườn mùa đông” trở nên sống động nhất.

2. Mabel Tainter Center for the Arts (Wisconsin, Hoa Kỳ)


Để tưởng nhớ con gái (Mabel Tainter), ông bà Andrew Tainter đã tìm đến kiến trúc sư Harvey Ellis để xây dựng nhà hát Mabel Tainter Center for the Arts vào năm 1889.

Kiến trúc nhà hát chịu ảnh hưởng của phong cách thiết kế Victorian, kết hợp cùng nhiều hoạ tiết tinh xảo cho mái vòm. Bên trong công trình là những phong cách thiết kế nội thất giản dị, xưa cũ như lò sưởi, đồ gỗ sồi, ô cửa kính màu và các vật dụng đồng thau.


3. Teatru Manoel (Valetta, Malta)


Kiến trúc của nhà hát gần như không bị tàn phá sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Được xây dựng vào năm 1731, Teatru Manoel là một trong những nhà hát Châu Âu lâu đời nhất. Trong hai cuộc Thế chiến, nhà hát đã trở thành hầm trú bom cho những người vô gia cư. Trải qua hơn một thế kỷ trùng tu, Teatru Manoel đã khôi phục được trần nhà mạ vàng và hàng chục bức tranh vô cùng giá trị.


4. Tampa Theatre (Florida, Hoa Kỳ)


Kiến trúc sư John Eberson đã xây dựng 100 nhà hát nổi tiếng khắp thế giới, trong đó có Tampa Theatre. Eberson chia sẻ: Công trình của tôi thường mang nhiều cảm hứng từ thiên nhiên và đối với Tampa Theatre, đó là những khu vườn châu Âu thơ mộng. Một trong số ít những chiếc đàn organ Mighty Wurlitzer Theatre còn sử dụng đến ngày nay. Điểm thú vị của nhà hát là chiếc đàn organ Mighty Wurlitzer Theatre đồ sộ, mô phỏng âm thanh khác nhau của 14 nhạc cụ.


5. Palais Garnier (Paris, Pháp)


Theo lệnh của Napoleon Đệ Tam, Charles Garnier đã xây dựng nhà hát Palais Garnier vào 1861 và sau này được Haussmann tiếp tục hoàn thiện.

Palais Garnier là một trong những công trình được đầu tư nhất thời Napoleon III. Như một thánh đường nghệ thuật, nhà hát lưu giữ những trang trí tinh xảo nhất, tượng đồng, tranh vẽ và chùm đèn treo nặng 6 tấn. Vào năm 1896, một khán giá đã chết do đèn treo rơi xuống. Sự cố này đã được chuyển thể vào vở kịch Leroux nổi tiếng.

6. Teatro Amazonas (Manaus, Brazil)


Vào thế kỷ 19, trong giai đoạn bùng nổ cao su ở Nam Mỹ, kiến trúc sư người Ý Celestial Sacardim đã xây dựng nhà hát Teatro Amazonas.

Danh hiệu nhà hát lộng lẫy nhất Nam Mỹ thuộc về Teatro Amazonas. Trong hơn 15 năm, quy tụ sự hỗ trợ từ khắp thế giới: gạch ngói đến từ Pháp, cầu thang, cột chống cẩm thạch của Ý và tường thép cung cấp bởi Glasgow, nhà hát Teatro Amazonas đã trở thành một niềm tự hào của người dân vùng Amazone. Bên trong công trình là 198 chiếc đèn chùm và hơn 36,000 viên gạch sơn màu của lá cờ Brazil xanh vàng.

7. Margravial Opera House (Bayreuth, Đức)


Tự hào được công nhận di sản văn hoá UNESCO, nhà hát Margravial Opera House là một trong những công trình biểu tượng cho kiến trúc Baroque (Ba-rốc) thời hậu Phục Hưng.

Nhà hát như là bảo tàng nghệ thuật Baroque sống động nhất. Nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc được nhà hát lưu trữ gồm các bức tranh quý vẽ trên gỗ và vải bạt, hệ thống âm thanh trung thực, độc đáo cho 500 khán giả. Margravial Opera House được lấy theo tên của nàng Margravine Wilhelmine – vợ của bá tước Brandenburg-Bayreut, người được uỷ nhiệm xây dựng nhà hát.

Nguồn: Cafekientruc
Quảng cáo

Related Posts
© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger