Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Quần thể chùa động Ajanta là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Đây là những kiệt tác của Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo với các bức tranh tường và những tác phẩm điêu khắc đá được mô tả là một trong những ví dụ tốt nhất còn sót lại của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại, các bức tranh đặc biệt thể hiện cảm xúc thông qua cử chỉ, tư thế và hình thức. Với kiến trúc mỹ thuật tráng lệ, nét chạm khắc và bích họa tinh tế hoành tráng, Ajanta là Thánh địa Phật giáo nổi tiếng nhất phía Nam Ấn Độ kể từ khi được phát hiện đến nay.

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ngủ yên trong rừng sâu hơn 1.000 năm, bị lãng quên trong nhiều thế kỷ, vào đầu thế kỷ XIX (1819), Ajanta tình cờ được một sĩ quan của quân đội Anh phát hiện nhân một lần vị này đi săn bắn. Sự phát hiện này lập tức cuốn hút sự quan tâm của công chúng, và quần thể này nhanh chóng trở thành một điểm khảo cổ và tham quan nổi tiếng không chỉ đối với người Ấn mà đối với nhiều người ở những nước khác. Quần thể chùa động Ajanta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1983.

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Quần thể này bao gồm 29 ngôi chùa được khắc đục vào trong vách núi, và một vài trong số này đã bị hư hỏng nặng. Ở Ajanta có 2 công trình tiêu biểu. Thứ nhất là các chaitya, là nơi cử hành các nghi thức cúng bái, thờ tự và hành lễ có kiến trúc Phật giáo nguyên thủy. Ở các chùa động thời kỳ đầu, đối tượng thờ phụng chính yếu là bảo tháp, bởi vì thời kỳ này tín ngưỡng thờ phụng tượng Phật chưa thịnh hành, Đức Phật chủ yếu được tượng trưng qua những biểu tượng như hoa sen, bánh xe pháp luân, bảo tháp… Thứ hai là các tịnh xá, nơi để các tăng đoàn nghỉ ngơi và chay tịnh. 

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Người ta phát hiện những bức tượng bằng đá mà Tam tạng Pháp sư mô tả hoàn toàn phù hợp, do đó, họ chắc chắn đây là hang động thực sự như Đường tăng Huyền Trang, Tam tạng Pháp sư ghi chép. Đường tăng Huyền Trang du học tại Đại học Nalanda, Ấn Độ (629-645) và đã đến thăm vùng Ajanta vào năm 638.

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Tổng cộng ở cổ tự Ajanta có đến 500 bức. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua mấy nghìn năm. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời đức Phật và thể hiện các câu chuyện tiền thân của Ngài (trong đó có nhiều kiếp là các con vật, nhiều kiếp là những con người có xuất thân khiêm tốn). Vì thế, tuy đều gắn với đề tài Phật giáo nhưng các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà bao trùm hiện thực rộng lớn hơn: cả cuộc sống cung đình, cuộc sống của bao người bình dị nơi thị thành thôn xóm, thế giới chim thú, cỏ hoa và cả thế giới của các tiên nữ, các tạo vật thần linh trên thiên giới nữa. Một cuộc sống sôi nổi, hưng phấn và đầy đam mê. Những bức tranh thiếu nữ trong hang động Ajanta được thể hiện rất quyến rũ với những đường cong mềm mại, thần thái sinh động trong từng ánh mắt, từng nét môi say đắm và e lệ. 

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Ajanta – Kỳ quan cổ đại trong đá kỳ diệu

Đến Ajanta không chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi, mà đó còn là thời khắc để chúng ta sống lại quá khứ huy hoàng của Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm, và để ta cảm nhận về một chiều sâu của tôn giáo theo chiều dài của nhân loại. Ajanta không chỉ là một bảo tàng sống mà nó còn vươn lên trên cả một di tích, một di sản để những người đời sau hiểu được các tăng đoàn ngày xưa đã tu hành thế nào và cũng một phần ảnh hưởng đến thế hệ sau này về các kiến trúc và giáo lý được truyền lại.


Tổng hợp
Quảng cáo

Related Posts

Không có nhận xét nào:

© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger