Khi stress có thể trở thành người bạn thân

Những nghiên cứu cho thấy stress có thể gây teo nhỏ bộ não. Nhưng bạn biết không, stress cũng có thể là một người bạn thân

Lúc bạn gặp stress, não sẽ tiết ra hormone cortisol, khiến việc học hành và ghi nhớ bị ảnh hưởng. Bạn không còn đủ khả năng tư duy, tập trung và làm việc ở trạng thái tốt nhất nữa. Những nghiên cứu cho thấy stress có thể gây teo não. Nhưng bạn biết không, stress cũng có thể là người bạn thân.

Nhà tâm lý học Kelly McGonigal cho biết: “Stress làm bạn mệt mỏi hay chán nản, nhưng cũng không sai nếu nói stress làm bạn mạnh mẽ hơn, nhiệt huyết hơn và phục hồi nhanh hơn”.

Trong một buổi nói chuyện, McGonigal công bố kết quả theo dõi 30.000 người trưởng thành trong 8 năm. Họ nhận thấy rằng stress làm tăng nguy cơ tử vong nếu như người đó nghĩ rằng stress có hại cho sức khỏe. Những người trải qua không tin stress có hại thì ít gặp nguy cơ sức khỏe. Thay đổi quan điểm của bạn về stress sẽ thay đổi phản ứng thông thường của cơ thể.

Sau đây là bốn cách để biến stress thành người bạn thân hoàn hảo.

1. Tăng cao đấu chí


Khi stress, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức phản ứng lại bằng những biểu hiện như: nhịp tim tăng, thở gấp và đổ mồ hôi. Đây là thời điểm để bắt đầu tiến trình “tái phiên dịch” stress.
Một nghiên cứu của Đại học Rochester cho sinh viên mắc bệnh ám ảnh xã hội đọc diễn văn trước những giám khảo. Những người xem stress như một liều thuốc kích thích tinh thần biểu hiện tốt hơn những người còn lại. Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, giáo sư Jeremy Jamieson, lưu ý: “Trải nghiệm về stress được thay đổi bởi cách chúng ta “phiên dịch” những biểu hiện trong cơ thể”.
Chú ý đến phản ứng của cơ thể với những tình huống gây stress, xem đó là bàn đạp để biểu hiện một cách tốt nhất.

2. Sống ý nghĩa


Khi các nhà tâm lý học khảo sát và hỏi mọi người rằng họ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa không, những người trả lời có lại là những người chịu stress nặng nhất. McGonigal gọi đây là “nghịch lý stress”, tình huống gây stress cho bạn cũng nâng cao nhận thức của bạn về cuộc sống.
Trong những cuộc nói chuyện của mình, Nikolaj Madsen khuyến khích mọi người xem stress như một thanh đo nhiệt huyết của họ trong cuộc sống, xem stress như một bước tiến trên con đường của mình cũng như trong các mối quan hệ.
Thay vì cho rằng: “Đời tôi nặng nề”, hãy nghĩ rằng: “Đời tôi ý nghĩa”.

3. Tự tạo ra stress


Những phi hành gia, bác sĩ và những vận động viên chuyên nghiệp rèn giữa kỹ năng thông qua thúc đẩy sự tạo stress. Khi bị stress, não bộ sẽ tự tái thiết lập để tiếp thu kinh nghiệm. Tinh thần và sự biểu hiện của bạn tiêu cực hay tích cực là tùy thuộc vào cách bạn xử lý stress trong khoảng thời gian này. Những nhà tâm lý học gọi quá trình xử lý này là “tiêm chủng stress”.
Hãy tập xem stress như là cơ hội để học hỏi, phát triển và cải thiện tinh thần.


Quảng cáo

Related Posts
© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger