Hội An, vẻ đẹp hoài cổ bên dòng sông Hoài

Nằm trên con đường di sản miền Trung nổi tiếng của Việt Nam, Hội An (Quảng Nam) là điểm đến yêu thích của rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Khung cảnh rêu phong cổ kính, nhuốm màu thời gian ở đây đủ sức quyến rũ và gây thương nhớ cho bất cứ ai.

Hội An, vẻ đẹp hoài cổ bên dòng sông Hoài

Kiến trúc Đông Tây mang sắc màu hoài cổ 


Kiến trúc Đông Tây mang sắc màu hoài cổ

Năm 1999, UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là di sản thế giới. Các di tích, công trình kiến trúc ở đây mang sắc thái riêng, có sự hòa quyện giữa nhiều phong cách Việt - Hoa - Nhật và Tây phương.

Đô thị cổ Hội An yên bình gây ấn tượng trong tâm trí mọi người bởi màu vàng đặc trưng, nổi bật của các bức tường ở đây. Từng góc phố, con đường, ngõ ngách... của Hội An đem đến background đầy cảm hứng sáng tạo, giúp các bạn trẻ cho ra đời những bức ảnh cực chất.

Chiếc đèn lồng bằng vải mang hơi thở Hội An


Chiếc đèn lồng bằng vải mang hơi thở Hội An

Ngày nay Hội An được biết đến như là một trong những thành phố xinh đẹp và cổ kính của Việt Nam, góp phần to lớn tạo nên sự hoài cổ chính là đèn lồng Hội An. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ 16 và tồn tại hơn 400 năm như một trong những sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam, đèn lồng Hội An lưu giữ trong mình một nét hoài cổ, tinh tế mà huyền dịu trong mắt người dân địa phương và cả bạn bè thế giới. Tựa một nét đặc trưng rất riêng, khi nhắc đến Hội An, không ai không nhớ đến đèn lồng tỏa sáng cả một trời phố Cổ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hay lung linh, mấp mé trên dòng sông Hoài những ngày trăng tròn.

Chiếc đèn lồng bằng vải mang hơi thở Hội An

Đèn lồng Hội An được làm công phu, kết cấu chính là khung tre bọc vải, lụa đủ màu sắc, đủ hình dạng. Với dáng vẻ thanh thoát, mềm mại, người dân nơi đây dùng đèn lồng trang trí khắp nơi trong phố cổ. Khi màn đêm xuống, những chiếc đèn lồng lung linh ấy càng làm cho Hội An trở nên huyền ảo.

Cầu Chùa biểu tượng độc đáo giữa lòng Hội An


Cầu Chùa biểu tượng độc đáo giữa lòng Hội An

Một biểu tượng đáng nhớ của Hội An là chùa nằm trên chiếc cầu bắc qua con lạch nhỏ, nối đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai trong khu phố cổ. Ngôi chùa độc đáo này không thờ Phật như những ngôi cùa khác mà thờ Bắc Đế Trấn Vũ, một vị thần bảo hộ cuộc sống người dân theo quan niệm dân gian ở đây. Không chỉ góp mặt trên logo Thành phố Hội An, công trình này còn xuất hiện ở mặt sau tờ tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng. Chùa Cầu chủ yếu bằng gỗ, sơn son và chạm trổ công phu.

Dù chưa thể xác định chính xác mốc thời gian, song người ta ước tính rằng chùa Cầu hình thành khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cầu là Lai Viễn Kiều, tức cầu của người phương xa đến. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được xem là có gốc tích của Nhật Bản còn lại ở phố cổ Hội An.


Tổng hợp

Quảng cáo

Related Posts
© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger