Không chỉ là món ăn, mì ramen còn là cả nghệ thuật của người Nhật

Tương truyền một chủ quán ramen có thể… đuổi khách nếu họ không biết cách ăn ramen đúng. Đơn giản với người Nhật, ramen là một nghệ thuật và người ăn ramen là một nghệ sĩ...

Đứng trước một bát mì ramen đòi hỏi người đầu bếp 10 năm học tập và rèn luyện, người ăn không chỉ thỏa mãn vị giác thông thường, mà còn phải mang tâm thế thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Đứng trước một bát mì ramen đòi hỏi người đầu bếp 10 năm học tập và rèn luyện, người ăn không chỉ thỏa mãn vị giác thông thường, mà còn phải mang tâm thế thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Ngửi mì theo chiều… kim đồng hồ


Cũng như các loại mì châu Á khác, ramen chứa nhiều nguyên liệu trong một tô mì, từ sợi mì, nước lèo đến thịt, trứng và rau. Thế nhưng, người Nhật tự hào nhất là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu trong ramen – không thừa không thiếu và bổ trợ hoàn hảo cho nhau. Do đó, trước khi ăn ramen, người Nhật phải ngửi qua một lượt bát mì để cảm nhận hết tất thảy nguyên liệu trong đó.    Vậy mà ngửi thôi cũng lắm công phu. Thông thường, người sành ăn sẽ cảm nhận mùi hương theo chiều… kim đồng hồ: Bắt đầu từ gừng, hành, đến thịt heo, nấm và trứng. Mùi hương biến đổi từ cái nồng nàn nhất đến cái dịu nhẹ nhất, khiến bạn cảm nhận toàn bộ tinh túy của bát ramen trước cả khi ăn – và đương nhiên, phần nào đánh giá được nó có ngon và hài hòa không!    Đầu bếp ramen giỏi sẽ "biết ý" của khách mà để gừng muối - gia vị đậm mùi nhất - ở vị trí cách xa của thực khách nhất, tạo khoảng cách vừa đủ để cảm nhận cái thơm của gừng mà không bị nồng quá.

Cũng như các loại mì châu Á khác, ramen chứa nhiều nguyên liệu trong một tô mì, từ sợi mì, nước lèo đến thịt, trứng và rau. Thế nhưng, người Nhật tự hào nhất là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu trong ramen – không thừa không thiếu và bổ trợ hoàn hảo cho nhau. Do đó, trước khi ăn ramen, người Nhật phải ngửi qua một lượt bát mì để cảm nhận hết tất thảy nguyên liệu trong đó.

Vậy mà ngửi thôi cũng lắm công phu. Thông thường, người sành ăn sẽ cảm nhận mùi hương theo chiều… kim đồng hồ: Bắt đầu từ gừng, hành, đến thịt heo, nấm và trứng. Mùi hương biến đổi từ cái nồng nàn nhất đến cái dịu nhẹ nhất, khiến bạn cảm nhận toàn bộ tinh túy của bát ramen trước cả khi ăn – và đương nhiên, phần nào đánh giá được nó có ngon và hài hòa không!

Đầu bếp ramen giỏi sẽ "biết ý" của khách mà để gừng muối - gia vị đậm mùi nhất - ở vị trí cách xa của thực khách nhất, tạo khoảng cách vừa đủ để cảm nhận cái thơm của gừng mà không bị nồng quá.

Húp mì xì xụp


Hầu hết chúng ta đều nghe qua luật bất thành văn khi ăn ramen: Phải húp mì thành tiếng, càng to càng tốt. Ngoài việc tạo cảm giác ngon miệng và gửi lời khen ngợi đến đầu bếp, việc húp mì này còn được tin là làm hương vị… ngon hơn. Thay vì từ tốn bỏ mì vào muỗng (thìa), việc húp mì sẽ giúp sợi mì không mất hơi nóng và ăn cũng ngon hơn hẳn!

Hầu hết chúng ta đều nghe qua luật bất thành văn khi ăn ramen: Phải húp mì thành tiếng, càng to càng tốt. Ngoài việc tạo cảm giác ngon miệng và gửi lời khen ngợi đến đầu bếp, việc húp mì này còn được tin là làm hương vị… ngon hơn. Thay vì từ tốn bỏ mì vào muỗng (thìa), việc húp mì sẽ giúp sợi mì không mất hơi nóng và ăn cũng ngon hơn hẳn!

Súc miệng khi ăn


Tương tự như việc ăn gừng sau mỗi miếng sushi, người Nhật cũng thường uống một chút nước trong quá trình ăn ramen, để "rửa" bớt hương vị của muối và đậu nành, khiến hương vị mì luôn tinh tế và thanh nhã như miếng đầu tiên. Nếu bạn thường gặp cảm giác càng ăn ramen càng thấy mặn, thì hãy học tập ngay chiêu thức này nhé!

Tương tự như việc ăn gừng sau mỗi miếng sushi, người Nhật cũng thường uống một chút nước trong quá trình ăn ramen, để "rửa" bớt hương vị của muối và đậu nành, khiến hương vị mì luôn tinh tế và thanh nhã như miếng đầu tiên. Nếu bạn thường gặp cảm giác càng ăn ramen càng thấy mặn, thì hãy học tập ngay chiêu thức này nhé!

Mì cứng hay mềm cũng là cả một vấn đề


Nếu ăn ramen theo phong cách truyền thống, cơ bản phía trên, người ta thường chọn mì mềm vừa đến mềm nhiều. Thế nhưng, vẫn có lựa chọn sợi mì cứng trong thực đơn ramen dành cho những thực khách theo trường phái "mini ramen".

Nếu ăn ramen theo phong cách truyền thống, cơ bản phía trên, người ta thường chọn mì mềm vừa đến mềm nhiều. Thế nhưng, vẫn có lựa chọn sợi mì cứng trong thực đơn ramen dành cho những thực khách theo trường phái "mini ramen". Tuy nhiên, ăn theo kiểu này tốn thời gian hơn húp mì bình thường, vì thế, bạn nên gọi mì cứng từ đầu để tránh mì bị trương. Chỉ bằng một bước khôn khéo thế thôi, đã khiến vị thực khách kế bên thừa nhận "quả là người ăn ramen có nghề." Thế mới biết, chọn sợi mì cứng hay mềm cũng là cả một nghệ thuật chứ không phải thích là gọi đâu!

Tuy nhiên, ăn theo kiểu này tốn thời gian hơn húp mì bình thường, vì thế, bạn nên gọi mì cứng từ đầu để tránh mì bị trương. Chỉ bằng một bước khôn khéo thế thôi, đã khiến vị thực khách kế bên thừa nhận "quả là người ăn ramen có nghề." Thế mới biết, chọn sợi mì cứng hay mềm cũng là cả một nghệ thuật chứ không phải thích là gọi đâu!

Bài toán phân loại mang tên "nước dùng dưới đáy bát"


Nếu bạn có ăn ramen đúng cách thế nào, mà cuối cùng bỏ lại nước dùng thì đúng là một cú tát vào mặt đầu bếp! Phần nước dùng lúc này sẽ khá đậm đà, thậm chí hơi nặng mùi với dầu tổi đã lắng hết xuống dưới – nhưng đây được xem là tinh hoa của tô mì, và chỉ người sành ăn mới có thể thưởng thức. Vượt qua mùi tỏi nồng nàn và húp hết nước dùng trong bát, bạn mới có thể đạt đến cảnh giới của thưởng thức ramen đúng điệu người Nhật!

Nếu bạn có ăn ramen đúng cách thế nào, mà cuối cùng bỏ lại nước dùng thì đúng là một cú tát vào mặt đầu bếp! Phần nước dùng lúc này sẽ khá đậm đà, thậm chí hơi nặng mùi với dầu tổi đã lắng hết xuống dưới – nhưng đây được xem là tinh hoa của tô mì, và chỉ người sành ăn mới có thể thưởng thức. Vượt qua mùi tỏi nồng nàn và húp hết nước dùng trong bát, bạn mới có thể đạt đến cảnh giới của thưởng thức ramen đúng điệu người Nhật! Có người nói đùa rằng, thực hiện hết các bước ăn ramen như trong phim thì người ta đã xong bữa rồi! Nhưng sự thực là, ở các nhà hàng ramen Nhật, bảng hướng dẫn ăn mì cho đúng cách vẫn được dán khắp nơi, như nhắc nhở tất cả các thực khách là: Đôi khi phải quên đi danh xưng "thượng đế" của mình, mà học cách thưởng thức món ăn cho đúng chuẩn, nhằm thể hiện sự tôn trọng đến đầu bếp cũng như món ăn đầy kì công ấy.

Có người nói đùa rằng, thực hiện hết các bước ăn ramen như trong phim thì người ta đã xong bữa rồi! Nhưng sự thực là, ở các nhà hàng ramen Nhật, bảng hướng dẫn ăn mì cho đúng cách vẫn được dán khắp nơi, như nhắc nhở tất cả các thực khách là: Đôi khi phải quên đi danh xưng "thượng đế" của mình, mà học cách thưởng thức món ăn cho đúng chuẩn, nhằm thể hiện sự tôn trọng đến đầu bếp cũng như món ăn đầy kì công ấy.


Nguồn: Internet
Quảng cáo

Related Posts
© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger