Tạo hóa cho trái đất và nhân loại trên thế giới này rất nhiều cảnh quan sinh động hấp dẫn, có vô số khung cảnh hữu tình và cũng có không ít những hang động lung linh, bí ẩn, thôi thúc du khách đến du lịch tham quan, khám phá.
Hang động Mendenhall Glacier, Mỹ
Hang động Mendenhall Glacier được tạo thành từ sự tan chảy của sông băng và là một phần của sông băng gần Juneau, Alaska, có màu xanh huyền bí được tạo thành bởi các cấu trúc tinh thể độc đáo của băng và phản xạ ánh sáng. Màu sắc trong các hang động băng luôn cuốn hút du khách. Điều thú vị là các hang băng luôn thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc từ tháng này sang tháng khác, đem đến khung cảnh độc đáo, kỳ thú.
Hang động Sơn Đoòng, Việt Nam
Hang động Sơn Đoòng có vị trí địa lí tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và được xem là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào. Hang Sơn Đoòng chứa đựng vô số những kì quan độc đáo gồm hệ sinh thái, hệ thống thời tiết và cấu tạo địa chất riêng biệt. Hang động Sơn Đoòng có 2 giếng trời hình thành khi trần hang sụp xuống. Với vòm hang rộng cao cùng hồ nước rộng trong vắt, những bức tường đá vôi cao cả trăm mét, tạo cho hang Sơn Đoòng là cảnh vật có một không hai và rất đẹp.
Động băng tuyết, Nga
Hang động băng tuyết kỳ lạ nằm ở bán đảo Kamchatka Peninsula, miền Đông nước Nga. Hang động này giống như một đường hào dài được hình thành do luồng nước nóng chảy bên dưới những cánh đồng tuyết quanh những sườn núi gần núi lửa Mutnovsky.
Động pha lê Naica Mine, Mexico
Hang pha lê khổng lồ ở Mexico nằm sâu 300m dưới lòng đất. Hang được một thợ mỏ bạc Naica, đông nam thành phố Chihuahua, phát hiện vào năm 1974. Nhưng phải đến năm 2000, anh em nhà Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang này và những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra. Hang Pha lê thực sự là một vương quốc của những cột pha lê khổng lồ mọc ra tua tủa từ các vách đá và đáy hang. Khối pha lê lớn nhất dài tới 11m và nặng 55 tấn.
Hang động Algarve, Bồ Đào Nha
Đặt chân đến nơi đây sẽ khiến nhiều du khách cảm thấy "khó thở" vì vẻ đẹp tự nhiên tuyệt diệu của nó. Hang động Algarve hình thành tự nhiên do tác động bào mòn đá của sóng biển. Nơi đây là điểm tham quan nổi tiếng nằm bên bờ cát trắng mịn, thanh bình ở cực nam Bồ Đào Nha.
Động Reed Flute, Trung Quốc
Động Reed Flute là kết quả của việc nâng núi và mực nước biển giảm xuống của Trái Đất, những hồ nước dần dần chuyển tành hang động tạo ra calcium carbonate trong đá sau một thời gian dài phân huỷ và kết tinh. Sau nhiều năm tích tụ của lớp trầm tích, hang động được khám phá bởi con người và từng được coi như một địa điểm bí ẩn và vô cùng kì ảo. Những con đường mòn ngoằn ngèo, những gian hàng triển lãm, những hồ nước, những cây cầu, những công trình vườn cây ấn tượng làm nổi bật hình thù của những khối đá với màu sắc rực rỡ cùng âm nhạc và những câu chuyện mang đến sự ấn tượng khác nhau đối với du khách khi đi tham quan hang động.
Hang Fingal, Scotland
Hang động được hình thành từ khối dung nham khổng lồ nguội đi từ từ và rồi tạo ra các cột trụ hình lục giác thẳng đứng và vặn xoắn một cách hoàn hảo, những phiến đá được xếp chồng và ghép lại từ những khối đá lục giác hoàn hảo. Trong những tháng mùa xuân và mùa hè, bạn có thể bắt gặp hàng nghìn chú chim hải âu cổ rụt làm tổ trên các hốc đá trên đảo để chuẩn bị cho mùa sinh sản của chúng. Những du khách may mắn có thể nhìn thấy hải cẩu, cá heo, cá voi ở những vùng biển xung quanh.
Động cẩm thạch Patagonic, Chile
Động đá cẩm thạch Patagonic với hình ảnh phản chiếu ngoạn mục mà dòng nước màu ngọc lam ánh lên trên trần đá cẩm thạch màu trắng của hang rất huyền ảo. Nơi đây còn được gọi là Thánh Đường xanh, bởi đường cong tự nhiên của đá cẩm thạch như kiến trúc mái vòm của những nhà thờ ở châu Âu.
Hang động đom đóm Waitomo, New Zealand
Hệ thống hang động này là nơi trú ngụ của Arachnocampa Luminosa, một loài đom đóm chỉ sống ở New Zealand. Trong giai đoạn ấu trùng, chúng sản sinh ra những giọt nhầy buông xuống như những dải pha lê, có tác dụng bẫy côn trùng. Vì gió có thể làm cho những cái bẫy bị rối nên loài đom đóm này chỉ sống trong các hang động hay ở sâu trong rừng nhiệt đới. Chúng phát ra ánh sáng để mời gọi các loài côn trùng đến dính bẫy.
Xem thêm: New Zealand - mùa thu mê đắm lòng người
Động Batu, Malaysia
Các hang động Batu ở Malaysia đã được sử dụng bởi cả hai thực dân Anh và nông dân Trung Quốc, cũng như bởi người dân bản địa Temuan. Đàn dơi của ông được khai thác cho mục đích nông nghiệp, và hang động hiện có đầy đủ các bức tượng phục vụ khách du lịch tham quan.
Tổng hợp
Quảng cáo