Kì bí chuông thần, giếng Phật chùa Thiên Ấn

Cách Quảng Ngãi khoảng 3.5km về phía đông, nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn, chùa Thiên Ấn xưa kia được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của Quảng Ngãi. Với những câu chuyện li kì về chuông thần, giếng Phật thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như khách hành hương từ phương xa đến khám phá và thưởng ngoạn.

Kì bí chuông thần, giếng Phật chùa Thiên Ấn

Chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Thuở mới ban đầu, chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, qua nhiều lần trùng tu mở rộng, ngày nay Thiên Ấn đã khoác một diện mạo mới, khang trang.

Kì bí chuông thần, giếng Phật chùa Thiên Ấn

Trong cuốn 12 thắng cảnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Hồng Khánh miêu tả ví núi Thiên Ấn như chiếc ấn của trời cao niêm xuống dòng sông xanh, cũng chỉnh vì thế mà có cái tên Thiên Ấn Niêm Hà.

Truyền thuyết kể rằng, xưa kia trên đỉnh núi có rất nhiều thú dữ nên không một ai dám lên núi sinh sống. Và rồi có rồng hạ phàm làm những con thú dữ ấy hoảng sợ và đi mất, rồng rơi từ đỉnh núi Thiên Ấn đã tạo thành những vùng đất lỡ. Con đường lên chùa quanh co là thân của con rồng tạo thành khi rơi xuống. Vị trí chùa tọa lạc ngày nay chính là đầu rồng.

Kì bí chuông thần


Kì bí chuông thần

Cũng có khá nhiều truyền thuyết về chiếc chuông đồng kì bí của chùa Thiên Ấn này. Trong đó có 2 câu chuyện được nhiều người truyền tai nhau kể lại là kể từ khi quả chuông được đúc xong thì đánh mãi vẫn không phát ra tiếng. Vào năm 1845 khi thiền sư Bảo Ấn (tổ sư thứ 3 của chùa Thiên Ấn) đang thiền thì thấy một vị hộ pháp bảo tới thỉnh quả chuông ấy về chùa Thiên Ấn. Ngày lễ khai chuông, sau khi chú nguyện, thiền sư Bảo Ấn gióng thì chuông phát ra tiếng kêu. Tiếng chuông trầm ấm ngân vọng khắp vùng nên dân làng gọi đó là Chuông Thần.

Và một câu chuyện khác về chuông thần được nhiều người tin và lan truyền là sau khi biết dân Chí Tượng đúc chuông mà đánh không kêu, Thiền sư Bảo Ấn đến xin thỉnh chuông. Dân làng đều không đồng ý. Sau khi đúc đến cái thứ ba mà kết quả vẫn như cũ, họ mới đồng ý cho thiền sư thỉnh chuông về chùa. Kì lạ là chỉ khi về chùa, tiếng chuông mới được ngân vang.

Linh thiêng giếng Phật


Linh thiêng giếng Phật

Dù nằm trên độ cao hơn 100m nhưng nước ở giếng Phật không bao giờ cạn, nước trong xanh, mát và ngọt. Còn có lời đồn nước ở giếng Phật có thể chữa bách bệnh, khiến cả những người dân tỉnh khách cũng tìm đến để xin nước.

Không những thế, giếng Phật còn có truyền thuyết rằng: Chuyện kể rằng giếng Phật là giếng đầu tiên mở nguồn cho sự sống ở núi Thiên Ấn, phải mất 20 năm mới hoàn thành. Tổ Pháp Hóa sau nhiều năm vỡ núi tìm nguồn nước nhưng đào mãi vẫn không có nước. Khi đào đã khá sâu, nhà sư gặp phải tảng đá to lớn chắn ngang. Tưởng như vô vọng, có một nhà sư trẻ đến viếng chùa và xin phép ngài trụ trì được giúp sức. Ngày qua tháng lại, Đục mãi cuối cùng cũng bắt được mạch giếng. Nước tuôn trào mãi không cạn thì cũng là lúc vị sư trẻ biến mất. Đêm ngủ, ngài được báo mộng đó Phật giúp đỡ, nên mới có tên là giếng Phật.

Hiện tại, miệng giếng đã có rào chắn để tránh người dân thả tiền làm ô nhiễm giếng và cũng giúp tránh sự cố đáng tiếc xảy ra với các em nhỏ khi đến tham quan.

Xem thêm: Quảng Ngãi không chỉ có 'vương quốc tỏi' Lý Sơn

Tổng hợp
Quảng cáo

Related Posts

Không có nhận xét nào:

© Copyright 2017 Du lịch chính là được sống - All Rights Reserved - Developed By Thành Nha Blogger